4 cách đơn giản giúp bạn phân biệt da thật, da giả và da tổng hợp – Fortuna Leather

4 cách đơn giản giúp bạn phân biệt da thật, da giả và da tổng hợp

Thứ Sáu 06/23/2023

Từ trước đến nay, những sản phẩm về da luôn được các tín đồ thời trang ưa chuộng bởi tính linh hoạt vốn có. Đó có thể là chiếc túi xách với đa dạng mẫu mã hay chiếc ví bỏ túi tiện lợi, thậm chí là chiếc áo khoác da đầy cá tính. Dù yêu thích các mặt hàng được làm từ da, liệu bạn đã biết cách phân loại thế nào là da thật, da giả và da tổng hợp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở dưới bài viết này nhé!

Nguồn gốc, đặc điểm của da thật, giả da và da tổng hợp

Thành phần chính của da thật được lấy từ lớp da của động vật như bò, cá sấu, hổ… Trải qua quá trình xử lý gọi là thuộc da (sử dụng một số loại chất hóa học để thay đổi cấu trúc protein giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như phân hủy lớp nền da), bộ da sẽ được dùng để sản xuất nên các vật phẩm để bày bán trên thị trường như túi, ví,…. Da thật thường rất bền theo thời gian, tuy nhiên giá bán sẽ khá cao.

Da giả

Da giả hay còn được dùng với cái tên là simili (PVC), hoặc Polyvinyl Chloride, là một trong những loại da công nghiệp được sử dụng rộng rãi. Chúng được tạo ra từ tấm vải lót thường sau đó được dệt kim bằng polyester và được nhuộm một đến hai lớp nhựa PVC để tạo sự liên kết. Tiếp theo đó, chúng sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân, xử lý bề mặt, nhuộm màu…

Da giả được ứng dụng trong ngành thời trang, công nghiệp, chế tạo đồ dùng văn phòng phẩm, đồ thủ công handmade, trang trí nội thất, thảm lót sàn, in ấn, bảng hiệu quảng cáo,….

Da tổng hợp

Da PU hay còn là da tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo được làm từ vụn da động vật, là da giả được phủ thêm một lớp nhựa PU. Da PU mềm, dễ lau chùi và có độ bền hơn da giả thông thường. Chúng có độ bền và giá sản xuất thấp hơn da thật.

Các cách phân biệt da thật, da giả và da tổng hợp

Cách 1: Nhìn lỗ chân lông trên da

Những sản phẩm được làm bằng da thật thường có lỗ chân lông bởi cho dù đã xử lý và in vân lên sản phẩm da giả nhưng lỗ chân lông lại không làm giả được. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khi sử dụng da cao cấp thì việc phát hiện sẽ khó hơn bởi chúng đã được xử lý và thuộc da quá tốt và đã loại bỏ gần như hoàn toàn lỗ chân lông trên bề mặt da.

Cách 2: Nhỏ nước lên da

Có một cách khác đó là nhỏ một vài giọt nước vào da, nếu là da thật thì sau một vài phút chỗ nước đó sẽ bị lan rộng và thấm vào da do da thật luôn hấp thụ độ ẩm. Hoặc có thể ấn vào sản phẩm để kiểm tra độ đối với da thật, khi ấn vào chúng thường lõm xuống xung quanh chỗ ấn trong khi những sản phẩm da giả sẽ chẳng thể có được độ đàn hồi như thế.

Cách 3: Ngửi sản phẩm

Nếu như bạn ngửi thấy mùi ngai ngái đặc trưng của động vật thì đó là da thật còn nếu ngửi được mùi nhựa hay hoá chất, đó là da giả

Sử dụng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật, bạn sẽ thấy có vết lõm ở xung quanh ngón tay nhưng nó sẽ nhanh chóng đàn hồi khi bạn bỏ tay ra. Còn với da giả cùng các loại da tổng hợp sẽ không có được độ đàn hồi này.

Hoặc bạn có thể dùng tay miết lên trên bề mặt da. Ngón tay sẽ di chuyển mượt nếu như đó là da giả hoặc da tổng hợp, trong khi độ đàn hồi của da thật sẽ làm việc miết khó khăn hơn.