Đã bao giờ bạn phải trải qua tình cảnh nhìn món đồ da yêu thích của mình bị mốc, bị bẩn, thậm chí là dính phải vết dầu mỡ hay máu trên bề mặt mà không biết cách nào để xử lí? Và sau khi giải quyết các vấn đề đó, bạn mong muốn biết thêm về những cách giữ gìn và bảo quản đồ da hiệu quả? Hãy cùng Fortuna Leather “bỏ túi” một vài cách sau đây nhé!
Để biết cách phân biệt các loại da, quý vị vui lòng tìm hiểu tại đây
Vệ sinh không đúng cách
Da vốn là một chất liệu cần được chăm sóc và vệ sinh tỉ mỉ nếu người sử dụng muốn kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều các chất tẩy rửa hay chà xát quá mạnh lên bề mặt cũng là nguyên nhân khiến da bị nhiễm nấm mốc và gây ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ.
Do thời tiết nóng ẩm
Đặc trưng khí hậu nóng ẩm của Việt Nam chính là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật sinh sôi, trong đó bề mặt da là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chính vì thế để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần tham khảo cách bảo quản đồ da không bị mốc dưới đây để giữ gìn những món đồ của bản thân và gia đình.
Chất liệu da
Mỗi loại chất liệu da trên thị trường sẽ có độ bền khác nhau, như da thật sẽ có tuổi đời cao hơn, bền hơn, hạn chế tình trạng nấm mốc. Ngược lại, chất liệu da giả như PU, da công nghiệp sẽ nhanh chóng bị bong tróc và xuống cấp sau một thời gian sử dụng.
Những điều không nên làm
Những điều nên làm
Để tránh tình trạng nấm mốc và bong tróc khi sản phẩm bị ngấm nước mưa, bạn cần nhanh chóng sử dụng một chiếc khăn bông khô để thấm sạch nước và phơi ở nơi khô ráo cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Da bị mốc
Da bị mốc là một tình trạng thường gặp khi sản phẩm lâu ngày không được sử dụng cũng như được chăm sóc. Vậy nên để chất liệu này luôn ở trong trạng thái tốt nhất, bạn cần:
Vết dầu mỡ
Việc đồ da bị dính bẩn dầu mỡ sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu vì tình trạng nhờn rít trên bề mặt. Để loại bỏ vết bẩn, bạn cần chuẩn bị dung dịch Benzen thấm vào bông gòn và bôi lên vùng bị dính dầu. Sau đó dùng tăm bông lau lại sạch sẽ cho đến khi khô ráo hoàn toàn. Cuối cùng sử dụng một ít kem dưỡng hoặc sáp đánh bóng bề mặt nơi tiếp xúc với benzen để tránh tình trạng phai màu phần vừa tẩy rửa.
Vết máu
Để xử lí vết máu bị dính trên bề mặt da, bạn hãy nhanh chóng pha loãng dung dịch cồn và nước, sau đó thấm vào một miếng bông gòn rồi nhẹ nhàng lau đến khi vết ố mờ dần. Dung dịch cồn không chỉ giúp chất liệu da được làm sạch mà còn có tác dụng diệt khuẩn để tránh tình trạng nấm mốc, vi sinh vật phát triển gây hư hỏng.